1. CHƯƠNG TRÌNH ĐỌC SÁCH ĐỐI VỚI BẬC MẦM NON

1. CHƯƠNG TRÌNH ĐỌC SÁCH ĐỐI VỚI BẬC MẦM NON

Ngày đăng: 26/02/2021

Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng việc đọc sách cho trẻ mầm non sẽ đem lại nhiều lợi ích vô cùng quý giá, thông qua đọc sách trẻ sẽ được lĩnh hội nhiều kiến thức khác nhau trong cuộc sống. Để hình thành thói quen đọc sách cho trẻ là việc làm không khó nhưng cũng không dễ, thói quen này nếu hình thành ngay từ bé sẽ quyết định đến khả năng đọc sách trong suốt cuộc đời. Vì vậy Sakura-Olympia luôn đề cao tầm quan trọng của việc đọc sách và xây dựng môi trường để truyền hứng thú đọc sách cho trẻ. Khi trẻ có niềm vui thích và yêu đọc sách thì trẻ sẽ tập trung và nghe hiểu tốt hơn, giúp tăng trí tưởng tượng, tăng khả năng ghi nhớ, phát triển các kỹ năng xã hội và kỹ năng quản lý cảm xúc của trẻ.

Với mục tiêu giúp học sinh bậc Mầm non xem, nghe, kể, đọc >=700 cuốn sách sau khi kết thúc bậc học Mầm non, cụ thể:
- Khối Ume (18 - 24t): Xem sách, nghe đọc sách >=100 quyển/năm. Mỗi tuần đọc 2 - 3 quyển, mỗi ngày đọc 3 - 5 lần.
- Khối Kiku (24 - 36t): Xem sách, nghe đọc sách >=120 quyển/năm. Mỗi tuần đọc 2 - 4 quyển, mỗi ngày đọc 3 - 5 lần.
- Khối Fuji (3 - 4t): Xem sách, nghe đọc sách >=150 quyển/năm. Mỗi tuần đọc 3 - 5 quyển, mỗi ngày đọc 4 - 6 lần.
- Khối Yuri (4 - 5t): Xem sách, nghe đọc sách >=170 quyển/năm. Mỗi tuần đọc 3 - 5 quyển, mỗi ngày đọc 4 - 6 lần.
- Khối Himawari (5 - 6t): Xem sách, nghe đọc sách, đọc sách >=200 quyển/năm. Mỗi tuần đọc 4 - 6 quyển, mỗi ngày đọc 5 - 7 lần.

Các giờ đọc sách sẽ được thực hiện trong các giờ học cụ thể như sau: Giờ circle time buổi sáng, các giờ chơi tự do, hoạt động góc, outside, giờ đọc sách, ngủ trưa, circle time buổi chiều, các hoạt động tích hợp trong Chương trình Việt Nam...Nhà trường sẽ tổ chức đọc sách theo từng chủ đề khớp với Chương trình học của trẻ bao gồm nhiều đầu sách khác nhau: Sách Tiếng Anh, song ngữ, các thể loại truyện, thơ, truyện tranh, từ vựng liên quan đến các chủ đề khác nhau về các thói quen tốt, thực vật, động vật, thiên nhiên, khoa học, nghệ thuật, tâm lý, thể thao, lịch sử...nhà trường đã đưa ra các phương pháp tiếp cận và nhiều môi trường khác nhau để việc đọc sách của trẻ có hiệu quả.

Nhà trường trang bị một phòng thư viện lớn riêng biệt cho học sinh, được thiết kế một cách khoa học, không gian rộng rãi, thoáng mát, được cách âm để đảm bảo yên tĩnh. Phòng được trang trí với nhiều màu sắc sinh động, bố trí nhiều khu vực sáng tạo, thoải mái cho trẻ ngồi đọc sách, các loại sách đều được phân loại và sắp xếp gọn gàng lên kệ, cung cấp nhiều đầu sách phong phú, đa dạng, có độ mỏng, dày khác nhau của các nước Anh, Nhật, Mỹ và sách Việt Nam. Bên cạnh đó, trong mỗi lớp học đều được xây dựng một góc đọc sách với những cuốn sách phù hợp với từng độ tuổi và thay đổi thường xuyên theo chủ đề học. Ở đây, trẻ được tiếp xúc với sách mỗi ngày, được nghe cô giáo đọc sách, được tự mình khám phá, tìm hiểu những điều lý thú, kì diệu trong cuốn sách, được tự chọn những cuốn sách mà mình yêu thích.


Ngoài việc tạo môi trường thì giáo viên cũng nắm vai trò rất quan trọng đối với học sinh trong quá trình hình thành thói quen đọc sách. Phần lớn học sinh độ tuổi mầm non chỉ được xem và nghe đọc sách là chính, vì vậy để học sinh có thể nắm được nội dung thì giáo viên mang đến nhiều phương pháp khác nhau. Ở Sakura-Olympia, giáo viên sẽ tạo ra một môi trường có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, lựa chọn sách đọc phong phú về nội dung, hình ảnh, thể loại phù hợp với từng độ tuổi, phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của từng học sinh. Trong quá trình đọc giáo viên sẽ cung cấp từ mới cho học sinh, đặc biệt là đối với học sinh lứa tuổi nhà trẻ, đối với trẻ lớn giáo viên sẽ khuyến khích trẻ kể, sáng tạo nội dung sách trong các giờ đọc sách ở lớp, giải thích các từ khó hiểu, những từ đặc biệt để học sinh được trau dồi thêm vốn từ. Bên cạnh việc cung cấp kiến thức thì giáo viên cùng không quên hướng dẫn học sinh về việc bảo vệ, giữ gìn sách ở mọi nơi mọi lúc để trở thành một đứa trẻ đọc sách văn minh.

Song song với chương trình đọc sách, nhà trường còn đưa ra các hình thức đánh giá cho học sinh để kiểm soát được chất lượng đọc như sau:
+ Mỗi tuần đánh giá 1 lần: Giáo viên và học sinh sẽ cùng nhau review và ôn lại những quyển sách mà học sinh đã được nghe xem, nghe, kể và đọc để củng cố lại nội dung trong tuần.
+ Mỗi tháng đánh giá 4 lần: Giáo viên và học sinh sẽ cùng nhau review và ôn lại những quyển sách mà học sinh đã được nghe xem, nghe, kể và đọc để củng cố lại nội dung trong tháng.
+ Mỗi học kỳ đánh giá 16 lần: Giáo viên và học sinh sẽ cùng nhau review và ôn lại những quyển sách mà học sinh đã được nghe xem, nghe, kể và đọc để củng cố lại nội dung trong suốt 1 học kỳ.
=> Như vậy mỗi năm nhà trường sẽ đánh giá 36 lần về chất lượng đọc sách cho tất cả các khối dựa trên mục tiêu của nhà trường. Bên cạnh mục tiêu nhà trường đánh giá kỹ năng ghi nhớ và khả năng nắm bắt nội dung của học sinh dựa trên tiêu chí của nhà trường, từ đó sẽ đưa ra các phương pháp truyền tải sách theo năng lực cho mỗi học sinh.

Qua sự theo dõi và đánh giá từ phía phụ huynh, sau khi kết thúc bậc học mầm non tại Sakura phần lớn học sinh đều có sự yêu thích sách, chủ động tìm đến sách, yêu cầu ba mẹ mua sách để tiếp thu thêm kiến thức.

Không chỉ ở nhà trường mà phía phụ huynh cũng đóng vai trò không kém trong quá trình hình thành thói quen đọc sách cho các con, nhà trường đã cùng kết hợp với ba mẹ để hình thành hứng thú đọc cho con khi ở nhà, giáo viên khuyến khích ba mẹ đọc cho con nghe, đưa con đến tiệm sách để chọn quyển sách mà con yêu thích dưới sự quản lý của ba mẹ, con có thể mang sách ở nhà đến lớp để chia sẻ cùng các bạn để tăng thêm niềm yêu thích sách.

Những cuốn sách xinh xắn, những câu chuyện sinh động hấp dẫn đầu tiên đến với trẻ như một đồ điều gì đó thật đặc biệt. Trong quá trình tương tác với sách, trẻ được hoạt động, được nghe và tập kể lại những chuyện thú vị và đọc sách sẽ trở thành nhu cầu tự nhiên của đứa trẻ, dần dần tình yêu với sách, thích đọc sách, ham đọc được hình thành. Đó là cơ sở vững chắc để sau này phát triển văn hóa đọc ở mỗi con người. Cho dù mai sau, khi xã hội sẽ phát triển cao hơn, con người có thể đọc sách trên internet hay qua smartphone, thì vẫn chắc chắn một điều rằng sách vẫn không hề mất đi giá trị văn hoá truyền thống lâu đời vốn có của nó.

Các bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON Khác

TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH MẦM NON

Áp dụng mô hình của Nhật Bản vào chương trình giáo dục dành cho bậc mầm non ngay…
Xem thêm

2. CHƯƠNG TRÌNH HÌNH THÀNH 10 THÓI QUEN TỐT

Chúng tôi tin rằng “gieo tính cách, gặt số phận”, và giai đoạn mầm non và tiểu h…
Xem thêm

3. CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH MẦM NON

Tiếng Anh được xem như là ngôn ngữ thứ 2 chứ không chỉ là ngoại ngữ nên HS được…
Xem thêm