CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THPT HỆ CHẤT LƯỢNG ĐẶC BIỆT
Ngày đăng: 06/02/2023
Chương trình giáo dục bậc THPT Olympia kế thừa và phát huy những điểm nổi bật trong chương trình giáo dục trọng điểm giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng thế kỷ 21, trở thành công dân toàn cầu.
1. Chương trình hình thành nhân cách
- Nhà trường xây dựng chương trình hình thành 10 thói quen tốt cho học sinh ngay từ lứa tuổi Mầm non cho đến hết cấp THPT bao gồm: Lễ phép; Sạch sẽ; Sắp xếp; Kỷ luật & Đúng giờ; Trung thực & Tôn trọng sự khác biệt; Thân thiện & Hợp tác; Trách nhiệm; Tự vệ; Tự lập; Đọc sách.
- Học sinh thực hiện các thói quen lặp đi lặp lại thông qua các hoạt động học tập, rèn luyện mỗi ngày, từ đó hình thành nên nhân cách tốt.
- Nhà trường tổ chức các sự kiện, các ngày hội tài năng tháng, kỳ và những hoạt động ngoài lớp học để giúp học sinh hình thành và phát triển các thói quen tốt.
2. Chương trình tiếng Anh
- Nhà trường đảm bảo chuẩn đầu ra IELTS tối thiểu 5.5 ở bậc THPT
- Học sinh được học tiếng Anh theo chương trình Cambridge với thời lượng 8 tiết/tuần, 40 phút/tiết và với ít nhất 05 tiết với GV nước ngoài.
- Để đạt năng lực tiếng Anh, ngoài chương trình tiếng Anh Cambridge, Nhà trường còn tổ chức nhiều hoạt động tích hợp giúp học sinh học tiếng Anh hằng ngày để phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết như:
+ Hoạt động thuyết trình, làm poster, báo cáo dự án bằng tiếng Anh.
+ Hoạt động đọc sách, chia sẻ sách, tổng hợp sách, dịch sách tiếng Anh hằng tuần.\
+ Hoạt động tự làm video, lồng tiếng, audio bằng tiếng Anh.
+ Mỗi học sinh có sổ tay từ điển cá nhân dùng để ghi chép, học thuộc và biết cách sử dụng từ vựng được họ từ môn tiếng Anh và các môn học khác để luyện hằng ngày.
+ Các HĐ đố vui để học, thi thử, thi tài năng, biểu diễn bằng tiếng Anh trong các ngày hội tài năng tháng.
3. STEM và CNTT
- Chương trình STEM và CNTT được thiết kế ở dạng các dự án, lồng ghép kỹ năng, kiến thức ở các lĩnh vực Toán, Công nghệ, Khoa học và Kỹ thuật để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Thông qua các dự án này, học sinh được trải nghiệm làm việc nhóm, cộng tác, giải quyết vấn đề, viết báo cáo, thuyết trình các sản phẩm.
- Chương trình CNTT ở Cấp THCS giúp học sinh hình thành những nền tảng cơ bản về kỹ năng CNTT và chương trình Cấp THPT giúp học sinh lựa chọn 1 trong 3 lĩnh vực để phù hợp với định hướng nghề nghiệp trong tương lai: Tin học văn phòng, lập trình và thiết kế số.
4. Toán và khoa học theo chương trình của Bộ GD&ĐT
Môn Toán và môn Khoa học bám sát chương trình của Bộ GD&ĐT được giảng dạy theo hướng thực hành và áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Nội dung kiến thức được tích hợp vào các dự án STEM và được thể hiện ở các ngày hội tài năng. Giáo viên giúp học sinh có tình yêu đối với khoa học, phát triển tư duy logic, đam mê và có phương pháp NCKH.
5. Bộ môn KHXH theo chương trình của Bộ GD&ĐT
- Các môn học KHXH được giảng dạy theo chương trình giáo dục mới giúp học sinh đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng của Bộ GD&ĐT với thời lượng 50% lý thuyết và 50% thực hành.
- Nhà trường dạy môn Lịch sử & Địa lý cho học sinh thông qua các câu chuyện, các dự án song song với các hoạt động thực tiễn giáo viên không chỉ đề cập các vấn đề của lịch sử - địa lý đất nước và trên thế giới mà còn liên hệ với đời sống hiện nay; tăng cường tích hợp đa môn trong các chương bài để làm cho lịch sử, địa lý phong phú, hấp dẫn hơn, giúp học sinh hiểu biết sâu rộng và có thể tự nhận định đánh giá vấn đề.
6. Nghệ thuật và thể thao
Nghệ thuật & Thể thao mang đến những giá trị tuyệt vời cho học sinh, giúp các em cân bằng
cuộc sống. Nhà trường sẽ giúp học sinh tìm thấy niềm yêu thích với ít nhất một bộ môn nghệ thuật, thể thao. Bên cạnh đó, Nhà trường sẽ phát hiện những tố chất, năng khiếu của mỗi học sinh để cùng gia đình giúp học sinh phát triển các năng khiếu đó trở thành tài năng.
- Nghệ thuật ( Âm nhạc, Mỹ thuật, Kịch nghệ, Nhảy/múa):
+ Học sinh được rèn luyện để yêu thích ít nhất 01 loại hình nghệ thuật và giỏi, thành thạo ít nhất 01 loại hình nhạc cụ.
+ Tất cả học sinh đều có nền tảng về nhạc lý, có thể tiếp xúc và chơi nhiều loại nhạc cụ khác nhau.
+ Nhà trường dạy học theo từng nhóm môn, học sinh được lựa chọn theo học các môn nghệ thuật mà mình yêu thích.
+ Tôn trọng sự sáng tạo, khác biệt của mỗi học trò, không gò bó và ép buộc học sinh phải theo khuôn mẫu.
- Thể thao (Bơi lội, Bóng đá, Bóng rổ, Võ)
+ Áp dụng chương trình thể chất của Mỹ và Úc
+ Dạy học theo mục tiêu: rèn luyện phản xạ, cân bằng, sự dẻo dai,…
+ Tạo cho học sinh niềm đam mê luyện tập thể thao bằng nhiều môn thể thao khác nhau, giúp học sinh có nền tảng thể lực, khai thác và phát triển được năng khiếu của học sinh.
7. Chương trình phát triển kỹ năng thế kỷ 21
- Tại Sakura - Olympia, Nhà trường chú trọng việc phát triển các kỹ năng và tư duy của Thế kỷ 21 của học sinh từ bậc TH đến hết THPT, bao gồm: 4Cs, lãnh đạo, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, kỹ năng viết, kỹ năng khởi nghiệp, kỹ năng tranh luận.
- Các kỹ năng này được lồng ghép, tích hợp vào các môn học và các hoạt động trong và ngoài lớp học (ở trường, ở nhà và ngoài xã hội); được đánh giá thường xuyên, hằng ngày để thấy sự tiến bộ của học sinh.
- Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động như: Ngày hội tuần, ngày hội tài năng tháng, sinh hoạt chủ nhiệm, giao lưu với người nổi tiếng, các nhà khoa học, xã hội học,…chương trình giao lưu cùng thần tượng, dã ngoại, các sự kiện thi cử chuyên môn của Nhà trường.
8. Chương trình đọc sách
- Xây dựng văn hoá đọc sách trong trường học là một trong những chương trình trọng điểm của Nhà trường nhằm giúp học sinh hình thói quen đọc sách, có kỹ năng, đam mê đọc sách, biết trân quý, trân trọng, giữ gìn và luôn tìm đến sách mọi lúc mọi nơi.
- Ở cấp THPT, học sinh sẽ đọc đọc tối thiểu 700 cuốn sách với độ dày mỏng khác nhau liên quan đến nhiều lĩnh vực về KHTN, KHXH, nghệ thuật, tâm lý, thể thao, trong đó ít nhất 25% số đầu sách bằng tiếng Anh. Học sinh sẽ hình thành nên kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, chủ động tìm kiếm kiến thức, giúp học sinh khai phá và giỏi ở lĩnh vực mà mình đam mê.
- Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động như: Đại sứ đọc sách, dịch sách, bình luận sách,... để tạo động lực cho học sinh thi đua và bồi dưỡng tình yêu với sách. Nhà trường có nhiều không gian thư viện mở khác nhau tại nhiều nơi từ lớp học tới sân trường để học sinh có thể thỏa thích đọc sách và khám phá sách cùng nhau.